Giá trị doanh nghiệp là tổng hiện giá của tất cả thu nhập mà doanh nghiệp có khả năng mang lại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của thu nhập ở mức độ nào lại tùy thuộc vào các yếu tố như: Tài sản, uy tín kinh doanh, trình độ quản lý... và khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với các yếu tố môi trường. Để kết quả định giá có độ tin cậy cao, trong quá trình định giá, bên cạnh tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc định giá thẩm định viên phải quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng. Mỗi một loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, do đó khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp thẩm định viên cũng cần quan tâm đến yếu tố mang tính đặc thù này.
Định giá doanh nghiệp và các bước thực hiện
Định giá DN là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về các khoản thu nhập mà DN có thể tạo ra trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ sở của giá trị trong định giá DN là giá trị công bằng, giá trị công bằng trên thị trường, giá trị đầu tư, giá trị đang hoạt động, giá trị thanh lý.
Nhìn chung, quy trình định giá giá trị DN tương tự như quy trình thẩm định giá các tài sản khác, nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá DN. Quy trình thẩm định giá DN gồm có 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề. Trong bước này cần chú ý các vấn đề sau: Thiết lập mục đích thẩm định giá; Nhận dạng sơ bộ doanh nghiệp cần thẩm định giá: pháp lý, loại hình, quy mô, địa điểm, các cơ sở, chi nhánh, tài sản, sản phẩm, thương hiệu, thị trường; Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá; Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá. Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước công việc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộ thời gian cho việc thẩm định giá.
Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xác định các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyền gắn liền với DN được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về DN, tài liệu so sánh; Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá.
Bước 3: Tìm hiểu DN và thu thập tài liệu. Trong bước này cần lưu ý: Khảo sát thực tế tại DN: Kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của DN; Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ DN: Tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán - kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điều hành, nhân viên, công nhân…
Ngoài ra, còn chú ý thu thập thông tin bên ngoài DN đặc biệt là thị trường sản phẩm của DN, môi trường kinh doanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước…
Bước 4: Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của DN. Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của DN trên các mặt: Sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trường kinh doanh.
Bước 5: Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu và ước tính giá trị DN. Thẩm định viên về giá DN dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩm định giá DN.
Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giá bất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của DN. Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyên gia khác, thẩm định viên về giá DN cần tiến hành các bước thẩm tra để bảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kết luận hợp lý và đáng tin cậy.
Bước 6: Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá. Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá DN tương tự như các tài sản khác. Báo cáo kết quả thẩm định giá DN phải nêu rõ: Mục đích thẩm định giá; Đối tượng thẩm định giá; Cơ sở giá trị của thẩm định giá; Phương pháp thẩm định giá; Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá; Kết quả thẩm định giá; Phạm vi và thời hạn thẩm định giá; Chữ ký và xác nhận của thẩm định viên.
Các phương pháp định giá DN, gồm: Phương pháp tài sản thuần, phương pháp định giá chứng khoán, phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần, phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần, phương pháp Goodwill, phương pháp dựa vào hệ số PER. Trong quá trình vận dụng, mỗi một phương pháp định giá có những thuận lợi cũng như hạn chế nhất định.
Nhân tố ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp nhỏ và vừa
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các DN.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân
- Địa chỉ: 117 -119 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
- Hotline: 0934 252 707 / Email: info@hqa.com.vn