Hiện nay, việc thẩm định giá trị tài sản để mua bán, vay vốn, thế chấp, phân chia tài sản, kêu gọi đầu tư, cổ phần hóa, đấu giá, nộp thuế,… đã dần trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các chủ tài sản.
10-10-2023
Hiện nay, việc thẩm định giá trị tài sản để mua bán, vay vốn, thế chấp, phân chia tài sản, kêu gọi đầu tư, cổ phần hóa, đấu giá, nộp thuế,… đã dần trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các chủ tài sản.
Thẩm định giá là quá trình quan trọng được thực hiện bởi các đơn vị thẩm định được cấp phép hoạt động và có sự ứng dụng rộng rãi trong nhiều tình huống khác nhau, từ giao dịch mua bán đơn giản đến các quyết định tài chính phức tạp, quản lý tài sản... Vậy thẩm định giá là gì? Trường hợp nào phải thẩm định giá? Cùng Thẩm định giá Hoàng Quân tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thẩm định giá (tiếng anh là: Valuation/Appraisal) là hoạt động sử dụng các phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để xác định giá trị của tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá, thường được thực hiện bởi các chuyên gia có chứng chỉ và chuyên môn trong lĩnh vực này.
Các chuyên gia thẩm định sẽ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật định giá khác nhau để xác định giá trị tài sản một cách chính xác và công bằng. Các tiêu chuẩn quốc tế và quy định cũng có thể áp dụng để đảm bảo tính chất lượng và đáng tin cậy của quá trình thẩm định.
Thẩm định giá được sử dụng để phục vụ cho nhiều mục đích và đối tượng khác nhau. Khách hàng thẩm định giá là cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước,... có nhu cầu định giá tài sản như:
Cá nhân mua bán, chuyển nhượng tài sản;
Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, M&A, xử lý nợ;
Công ty bảo hiểm;
Tổ chức đấu giá tài sản;
Cơ quan nhà nước,...
Thẩm định giá để làm gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mục tiêu chính của quá trình thẩm định là xác định giá trị của tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản. Những mục đích thẩm định giá phổ biến nhất có thể kể đến như:
Mua bán: Xác định giá trị của tài sản để mua bán hoặc giao dịch tài sản đó. Điều này đảm bảo rằng người mua và người bán đều có thông tin đầy đủ và công bằng để thực hiện giao dịch.
Tài sản thế chấp: Xác định giá tài sản để sử dụng tài sản đó như tài sản thế chấp vay ngân hàng hoặc tín dụng. Thẩm định giá tài sản thế chấp giúp xác định mức vay được cấp và điều kiện vay.
Bảo hiểm: Thẩm định giá tài sản để quy định mức đền bù trong trường hợp thiệt hại hoặc mất mát do sự cố hoặc thảm họa. Điều này đảm bảo rằng chủ sở hữu tài sản được bảo vệ trước những rủi ro.
Đầu tư: Nhận định giá trị tài sản để đưa ra quyết định đầu tư hoặc tài chính. Các nhà đầu tư cần nắm rõ giá trị tài sản để phân tích và phán đoán cụ thể cơ hội cũng như rủi ro khi đầu tư.
Đánh thuế: Xác định giá trị tài sản để tính thuế tài sản.
Tranh chấp kiện tụng: Thẩm định giá có thể được sử dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giá trị tài sản giữa các bên liên quan.
Kế hoạch kinh doanh: Xác định giá trị tài sản trong kế hoạch kinh doanh và đánh giá tài sản như một phần của chiến lược kinh doanh tổng thể.
Các mục đích khác.
Khái niệm thẩm định giá và định giá là hai trường phái khác nhau trong lĩnh vực xác định giá trị thực của tài sản. Dưới đây, Thẩm định giá Hoàng Quân sẽ phân tích sự khác nhau giữa chúng:
Phân biệt định giá & thẩm định giá |
||
|
Định giá (Appraisal) |
Thẩm định giá (Valuation) |
Khái niệm |
Định giá là quá trình xác định một giá trị ước tính cho một tài sản cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Thường được thực hiện bởi một người có kiến thức chuyên môn hoặc một nhóm chuyên gia. Định giá có thể được áp dụng cho nhiều loại tài sản, bao gồm bất động sản, ô tô, chứng khoán, và nhiều hạng mục khác. |
Thẩm định giá là quá trình xác định giá trị tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản dựa trên các phương pháp và tiêu chuẩn chuyên ngành cụ thể. Thẩm định giá thường được thực hiện bởi các chuyên gia thẩm định giá có chứng chỉ và chuyên môn trong lĩnh vực này. |
Bản chất |
Việc xác định giá trị của một tài sản, hàng hóa, dịch vụ |
Việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của một tài sản, hàng hóa, dịch vụ |
Mục đích |
Để phục vụ cho mục đích cá nhân, tổ chức |
Để phục vụ cho mục đích pháp lý, kinh tế |
Phương pháp | Không quy định cụ thể | Quy định cụ thể theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam |
Chủ thể thực hiện | Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào | Thẩm định viên được cấp chứng chỉ hành nghề |
Tóm lại, định giá là quá trình xác định giá trị tài sản cho một mục đích cụ thể; thẩm định giá là quá trình xác định giá trị tài sản dựa trên các phương pháp chuyên ngành và có tính chất chuyên nghiệp hơn, thường do các chuyên gia thực hiện.
Có thể phân loại thẩm định giá theo nhiều tiêu chí khác nhau như:
Theo loại tài sản: Thẩm định giá bất động sản, động sản, tài sản vô hình, doanh nghiệp, dự án đầu tư, công trình xây dựng, tài nguyên thiên nhiên,...
Theo mục đích thẩm định: Thẩm định giá mua bán, vay vốn, bảo hiểm, đấu giá, giải quyết tranh chấp,...
Theo phương pháp thẩm định: Thẩm định giá theo phương pháp so sánh thị trường, phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập,...
Theo phạm vi thẩm định: Thẩm định giá toàn bộ, thẩm định giá một phần,...
Dưới đây là các phương pháp thẩm định giá tài sản phổ biến được Thẩm định giá Hoàng Quân áp dụng:
Phương pháp thẩm định giá này dựa trên cơ sở giá đã được bán trên thị trường trước đó của các bất động sản có nhiều đặc điểm tương đối giống so với tài sản đang xem xét, để ước tính và xác định giá trị thực của tài sản. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay.
Phương pháp này tiếp cận từ thu nhập dựa trên khả năng sinh lời của tài sản trung bình hằng năm trong tương lai từ một bất động sản, tương ứng với tỷ lệ (%) thu hồi vốn nhất định (còn gọi là tỷ lệ vốn hóa) để cho ra giá trị thực của tài sản.
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng để thẩm định giá những bất động sản không có hoặc rất ít khi xảy ra việc mua bán trên thị trường như nhà thờ, trường học, bệnh viện, công sở,…
Phương pháp thẩm định giá này được sử dụng để định giá các tài sản đặc biệt như khách sạn, rạp chiếu phim hay những tài sản khác mà giá trị của nó phụ thuộc chủ yếu vào khả năng sinh lời từ tài sản đó.
Phương pháp này thường được áp dụng để thẩm định giá những bất động sản không phải theo hiện trạng đang sử dụng mà dựa vào vào mục đích sẽ sử dụng trong tương lai ví dụ như căn cứ dựa theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thực chất phương pháp thặng dư là một dạng của phương pháp giá thành được thực hiện theo nguyên tắc: Giá trị đất đai được xác định trên cơ sở giá trị còn lại sau khi lấy giá trị công trình bất động sản trừ đi tổng số chi phí và lợi nhuận.
Đây là cách thức thẩm định giá được xác định bằng việc chiết trừ giá trị của các tài sản không liên quan ra khỏi giá thị trường của tài sản tương tự. Nó được sử dụng trong trường hợp tài sản cần định giá có các tài sản không liên quan, chẳng hạn như tài sản hữu hình không tạo ra thu nhập, tài sản vô hình,...
Phương pháp chiết trừ hữu ích khi thẩm định giá các thửa đất có tài sản gắn liền với đất tương tự tài sản cần thẩm định.
Quy trình thẩm định giá tài sản tại Thẩm định giá Hoàng Quân được thực hiện theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (Thông tư số 12/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2017 của Bộ Tài chính) như sau:
Bước 1: Xác định tổng quan các thông tin cơ bản về tài sản cần thẩm định giá.
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định tài sản.
Bước 3: Khảo sát thực tế tài sản và thu thập thông tin chi tiết.
Bước 4: Phân tích thông tin để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản.
Bước 5: Áp dụng các phương pháp để xác định giá trị tài sản.
Bước 6: Lập báo cáo kết quả thẩm định giá.
Bước 7: Cung cấp báo cáo thẩm định giá cho khách hàng.
Chi phí thẩm định giá là khoản chi phí cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khách quan của kết quả thẩm định. Thông thường, mức chi phí này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của giá trị tài sản thẩm định. Mức phí thẩm định thường dao động từ 0,5% đến 2% giá trị tài sản. Ngoài ra, chi phí thẩm định còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tài sản thẩm định: Bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài sản vô hình, dự án đầu tư,...
Mục đích thẩm định: Phí thẩm định giá mua bán thường cao hơn chi phí thẩm định để vay vốn,...
Phạm vi thẩm định: Thẩm định toàn bộ, một phần, hàng loạt,...
Đơn vị thẩm định giá: Phí thẩm định của các đơn vị uy tín, chất lượng thường cao hơn so với các đơn vị mới thành lập.
Nhìn chung, chi phí thẩm định không quá cao so với giá trị của tài sản thẩm định. Để biết chính xác giá trị tài sản, bạn nên tìm đến các đơn vị thẩm định giá có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn như Thẩm định giá Hoàng Quân để đánh giá chính xác thị trường, giá cả và nhận được sự hỗ trợ cũng như nhận định giá trị tài sản nhanh chóng, chuẩn xác.
Thông thường, thời gian thẩm định tại Thẩm định giá Hoàng Quân là từ 3 đến 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thẩm định giá. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời gian thẩm định có thể kéo dài hơn do một số yếu tố như:
Tài sản thẩm định phức tạp, khó đánh giá.
Tài sản thẩm định có giá trị lớn, cần nhiều thời gian để thu thập thông tin.
Tài sản thẩm định ở địa phương xa, cần nhiều thời gian để đi lại, khảo sát.
Để biết chính xác thời gian thẩm định giá, khách hàng nên liên hệ với đơn vị thẩm định để được tư vấn về thời gian cụ thể cũng như cần cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu cần thiết cho đơn vị thẩm định giá để hồ sơ được xử lý nhanh chóng.
Các khách hàng thường tìm đến các đơn vị thẩm định để sử dụng dịch vụ thẩm định giá nhằm:
Đảm bảo tính minh bạch và khách quan trong các giao dịch tài sản.
Bảo vệ quyền lợi của người mua và người bán.
Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan nhà nước.
Dưới đây là một số dịch vụ thẩm định giá phổ biến tại Thẩm định giá Hoàng Quân:
Một số lưu ý khi lựa chọn công ty thẩm định giá mà khách hàng cần biết:
Chọn đơn vị có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Đội ngũ thẩm định viên có đủ năng lực, kinh nghiệm.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về thẩm định giá.
Đơn vị thẩm định phải có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định.
Đơn vị thẩm định phải có mức phí hợp lý.
Bên cạnh đó, nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc thẩm định giá có được giảm thuế GTGT không. Theo phụ lục những ngành giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong Nghị định 15/2022/NĐ-CP, ngành Thẩm định giá không có trong danh sách giảm thuế GTGT.
Kết quả thẩm định giá có thể đảm bảo chính xác nếu khách hàng lựa chọn đơn vị thẩm định uy tín, được cấp phép và hoạt động theo quy định của pháp luật, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá.
Tuy nhiên, kết quả thẩm định cũng có thể bị sai lệch do một số yếu tố khách quan như: biến động của thị trường, sự thay đổi của các quy định pháp luật.
Thẩm định giá Hoàng Quân là một trong những công ty thẩm định giá uy tín, độc lập hàng đầu tại Việt Nam. Hiện tại, HQA có đủ điều kiện để cung cấp các dịch vụ thẩm định giá theo công văn số 48/TB-BTC của Bộ Tài Chính, được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 bởi Tổ chức chứng nhận Anh Quốc - BVC.
Chứng thư Thẩm định giá Hoàng Quân có đầy đủ tính pháp lý và có giá trị sử dụng trên toàn quốc, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua bán, vay vốn ngân hàng, đền bù - giải tỏa, giải quyết tranh chấp dân sự, chuyển nhượng, cổ phần hóa, góp vốn liên doanh, thanh lý, phát mãi tài sản, chứng minh tài sản định cư, du học, du lịch,...
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân
Địa chỉ: Hệ thống Thẩm định giá Hoàng Quân
Số điện thoại: 0934.252.707
Email: contact@sunvalue.vn
Có thể thấy, thẩm định giá là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó được tiến hành bởi các tổ chức thẩm định giá có giấy phép hoạt động và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị để thực hiện dịch vụ thẩm định giá.
Thẩm định giá Hoàng Quân - Thẩm định chính xác - giữ trọn giá trị!
Nguồn: hqa.com.vn
Đánh giá: 4.0 /5 (24 phiếu)
Chúng tôi tự hào là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao và chuyên nghiệp cho mọi khách hàng từ cá nhân, doanh nghiệp đến các tổ chức lớn.
Bài viết liên quan
Vui lòng chia sẻ với chúng tôi một số thông tin của bạn, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn khi có yêu cầu